Để mua một máy tính cũ cũng không phải là khó đối với những người có chuyên môn và có kinh nghiệm. Đối với những người không chuyên thì quả là một vấn đề lớn. Nhưng nếu biết một số mẹo kiểm tra khi mua máy tính bàn cũ thì hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chọn mua máy tính cũ ưng ý.

Bỏ túi ngay một số mẹo kiểm tra khi mua máy tính bàn cũ

Bỏ túi ngay một số mẹo kiểm tra khi mua máy tính bàn cũ

Chúng ta nên biết rằng, không phải máy tính cũ là chất lượng không tốt. Bởi có những chiếc máy tính cũ còn rất mới do một số người sử dụng muốn lên đời máy nhanh nên bán. Hơn nữa, máy cũ mua ở địa chỉ uy tín có bảo hành thì chắc chắn chất lượng.

Tốt hơn hết, bạn muốn mua máy tính bàn cũ hãy chuẩn bị một chút kiến thức cơ bản về máy tính. Qua đó sẽ khẳng định được máy mình muốn mua đáp ứng được nhu cầu của mình cũng như giá thành hợp túi tiền.

Một số cách kiểm tra để chọn mua 1 bộ máy tính cũ

Khi chọn mua máy tính để bàn cũ nhiều người chỉ kiểm tra bằng cách bật máy để xem khởi động nhanh hay chậm? Mở vài ứng dụng chạy thử có giật lag không? Rồi xem qua thông số máy. Thế là phần kiểm tra xem như hoàn thành.

Tuy nhiên, rất nhiều lỗi (RAM), bo mạch chính (mainboard), Ổ cứng, Màn hình máy tính…khó có thể phát hiện được nếu chỉ quan sát bằng cảm quan như vậy. Nên chuẩn bị một vài công cụ để test máy CD/USB khởi động Hirent Boot hoặc một số phần mềm chạy trên windows như MHDD hoặc Victoria, CPU-Z, Mornitor test.

Kiểm tra thật kĩ các bộ phận của máy trước khi mua

Kiểm tra thật kĩ các bộ phận của máy trước khi mua

Mẹo kiểm tra khi mua máy tính bàn cũ kiểu thông dụng

Trước hết bạn cần yêu cầu nơi bán mở nắp case để kiểm tra xem máy tính bàn cũ đã bị sữa chữa nhiều chưa ở mạch chủ, có bị chảy dịch ở đầu tụ, xem mối hàn chân cắm các linh kiện có bị bong ra không?

Gặp trường hợp không được kiểm tra bạn hãy bật tắt máy 3-4 lần liên tiếp và quan sát quá trình khởi động mượt mà hay không? Nếu không bị khởi động lại và không báo lỗi thì 80% mainboard này còn tốt.

Kiểm tra bộ nguồn máy tính nếu đã bị bung tem ra hay ốc vít bị trầy thì bộ nguồn đó có thể đã bị sửa chữa. Khi bật máy lắng nghe không có tiếng hú hay mùi khét nóng bất thường thì yên tâm rằng nó vẫn chạy tốt.

Tiếp tục kiểm tra dung lượng nhưng cũng sẽ gặp khó khăn vì người bán họ có mẹo để che giấu ổ cứng bị lỗi. Họ sẽ cắt bỏ phân vùng bị lỗi và cài hệ điều hành vào để tốc độ máy chạy dđảm bảo bình thường.

Để xem ổ cứng có bị cắt không hãy Click chuột phải My Computer chọn Mangage - Storage – Disk Managerment. Nếu có chữ unallocated và màu đỏ có nghĩa là có phân vùng bị lỗi.

Cách kiểm tra bằng thiết bị hỗ trợ

Một vài cách kiểm tra máy tính bàn cũ trên cũng chưa chắc chắn rằng máy đó ổn. Chúng ta hãy làm thêm một vài bước kiểm tra nữa nếu có thể. Cùng tham khảo cách kiểm tra từng phần sau:

Test lỗi trên ổ đĩa cứng

Khởi động máy rồi cài phần mềm Victoria for Windows sau đó, mở phần mềm lên phần Standard – chọn Model ổ cứng hiển thị, tab Smart chọn Get SMART: Nếu báo good là ổn, còn báo bad là ổ cứng đó có vấn đề, sang tab test chọn Start: quét toàn bộ bề mặt đĩa và nhận biết chất lượng HDD. Quan sát góc trên bên trái sẽ thấy tốc độ đọc/ghi của ổ đĩa, tốc độ 35.000 Kb/s trở lên thì có thể dùng được.

Lưu ý khi chọn mua máy tính bàn cũ

Lưu ý khi chọn mua máy tính bàn cũ

 

Cách test RAM

Ta dùng cách bật thật nhiều cửa sổ cho đến khi máy báo đầy bộ nhớ. Việc này có thể kiểm tra ổ nhớ trong bộ nhớ có bị lỗi nào hay không. Nếu máy không khởi động lại hoặc thông báo lỗi (màn hình xanh) là OK.

Cách test CPU

Thường thì CPU rất ít bị lỗi, khởi động Windows được là ổn rồi. Sử dụng phần mềm CPU-Z để kiểm tra thêm tốc độ thực của CPU. Vì nếu kiểm tra ở phần Properties của My Computer chưa chắc đã chính xác, thông tin có thể chỉnh sửa được trong phần Registry của Windows.

Đối với màn hình: Dùng phần mềm Mornitor Test bật lần lượt các chế độ màu Đen, Trắng, Xanh đậm, đỏ để thấy một số lỗi như: Lỗi vết kẻ sọc, nhòe màu, điểm chết (nếu có).

Sau khi thực hiện các mẹo kiểm tra khi mua máy tính bàn cũ nếu bạn quyết định mua thì nên cho máy chạy các ứng dụng cùng lúc càng lâu càng tốt để xem có phát sinh thêm lỗi gì khi dùng hay không. Nếu ổn hết thì bạn đã lựa chọn cho mình được một sản phẩm máy tính cũ khá tốt.

Những lưu ý khi mua máy tính cũ bạn cần phải nhớ

Sở hữu một máy tính cũ chất lượng tốt, giá thành rẻ ai cũng mong muốn. Nhưng không phải ai cũng chọn cho mình một máy tính tốt. Ngoài những mẹo kiểm tra khi mua máy tính bàn cũ thì cần một vài lưu ý sau:

·        Tìm máy tính cũ phù hợp với yêu cầu sử dụng.

·        Tìm nơi mua máy tính cũ đáng tin cậy, uy tín.

·        Khi mua máy tính cũ có chế độ bảo hành 6 – 12 tháng và hỗ trợ khi mua.

·        Cấu hình máy phù hợp.

Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm tìm kiếm đơn vị mua bán máy tính cũ giá tốt tại Hà Nội

Địa chỉ tin cậy để mua máy tính cũ chất lượng

Theo thói quen bạn hẳn sẻ tìm kiếm trên mạng 1 vài địa chỉ bán máy tính rồi so sánh giá thành với nhau. Không ít bạn sẽ nhầm tưởng mình tìm được chỗ bán rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại. Đừng vội vàng quyết định mua, hãy so sánh cấu hình, thời gian bảo hành với mặt bằng chung những nơi khác.

Máy tính Hải Long không bao giờ làm bạn thất vọng

Máy tính Hải Long không bao giờ làm bạn thất vọng

Hãy đến với máy tính Hải Long – địa chỉ bán máy tính cũ uy tín, chất lượng. Được nhiều người ưa chuộng với nhiều năm hoạt động trên lĩnh vực cung cấp máy tính cũ chất lượng.

·        Chế độ bảo hành với thời gian từ 06 – 12 tháng tùy vào sản phẩm.

·        Bán hàng chính hãng chuẩn 100%

·        Giao hàng miễn phí trong nội thành Hà Nội và được test thử trước khi thanh toán.

·        Bảo dưỡng định kì miễn phí.

Trên đâu chúng tôi đã chia sẽ cho các bạn về một vài kinh nghiệm cũng như là mẹo kiểm tra khi mua máy tính bàn cũ. Chuẩn bị cho mình những kiến thức trên bạn sẽ tự tin lựa chọn tốt sản phẩm máy tính cũ ưng ý. Hãy đến với máy tính Hải Long bạn sẽ được thoải mái test thử và đảm bảo bạn hài lòng.

TRUNG TÂM TIN HỌC – MÁY TÍNH HẢI LONG

Địa chỉ: Số 9 ngách 109 ngõ 69a Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0972 105 943